Chào bác sĩ, hiện bé nhà của tôi bị sâu răng cấm thì phải làm sao thì tốt nhất thưa bác sĩ. Tôi sợ để lâu thì những chiếc răng ở bên cạnh sẽ mắc bệnh như chiếc răng này mất. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi trường hợp này để sớm khắc phục cho bé. (Như Hà - 28 tuổi)


Rất cảm ơn chị đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Bé 8 tuổi bị sâu răng cấm phải làm sao?” của chị, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau:


Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể 


Việc nhổ răng, đặc biệt là răng cấm, hơn nữa lại là răng cấm cho trẻ ở độ tuổi đang thay răng cần hết sức thận trọng để tránh cho bé gặp phải những trường hợp sai lệch và chỉnh hình răng vất vả về sau.


Răng cấm là chiếc răng hàm số 6, có chức năng ăn nhai quan trọng trên cung răng. Mất răng này, sức nhai đã giảm đi tới 60%, thậm chí nhiều hơn như thế vì trọng tâm lực nhai đặt chủ yếu vào răng này.


*Quy trình nhổ răng tiêu chuẩn tại nha khoa: http://nhorangkhon.net/quy-trinh-nho-rang-toan-dung-ky-thuat/


Có một vấn đề cần lưu ý là có thể chiếc răng cấm cảu cháu đang bị sâu không phải răng sữa như chị tưởng mà là răng cấm trưởng thành. Bởi vì chiếc răng cấm trưởng thành mọc rất sớm cùng với những chiếc răng sữa khác khi trẻ khoảng 6 tuổi. Trong khi bé nhà chị đã hơn 8 tuổi thì là độ tuổi thay răng nhưng chiếc răng cấm trưởng thành lại đã mọc trước khi những chiếc răng sữa mới được thay thế.


Do đó, bé 8 tuổi bị sâu răng cấm cần thận trọng trong chẩn đoán và quyết định hướng hỗ trợ điều trị.


Nếu là răng cấm trưởng thành thì không nên nhổ mà nên hỗ trợ điều trị răng sâu sau đó hàn trám lại hoặc bọc răng sứ để duy trì răng. Vì nếu là răng trưởng thành mà nhổ đi thì cháu sẽ bị trống răng này suốt đời. Phục hình về sau sẽ tốn kém hơn mà cũng không thể chắc khỏe được bằng răng cấm thật.


Tốt hơn cả chị nên đưa cháu đến Trung tâm, bác sỹ sẽ thăm khám để biết chính xác đó có phải là răng cấm trưởng thành không và tư vấn cho 2 mẹ con hướng hỗ trợ điều trị phù hợp.


Khi phải trám răng, bé sẽ được trám không đau bằng công nghệ Laser Tech hiện đại ứng dụng laser nha khoa thế hệ mới để hóa cứng vật liệu, cho kết quả nhanh, miếng trám bền, có thẻ giúp bé ăn nhai lâu dài.


Chị Như Hà thân mến, với những giải đáp trên mong rằng sẽ giúp chị có thể thỏa được thắc mắc của mình. Chị có thể đưa bé đến trực tiếp nha khoa để kiểm tra tình trạng răng của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất giúp chị.

Có thể bạn quan tâm